Trong diễn văn lễ tốt nghiệp 2014 ở Đại học Texas, đô đốc William H. McRaven, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Đặc nhiệm Mỹ (Commander of United States Special Operations Command – USSOCOM), chia sẻ những trải nghiệm của bản thân ông qua khóa huấn luyện đặc nhiệm hải quân (Navy Seal) – một trong những khóa huấn luyện khắc nghiệt nhất trong quân đội Mỹ - với 10 bài học mà ông tin rằng có ích cho những sinh viên vừa tốt nghiệp trên suốt đường đời.
Đã gần 37 năm kể từ ngày tôi tốt nghiệp từ Đại học Texas, cũng là ngày tôi chính thức được chuyển vào hàng ngũ sỹ quan Hải quân. Khẩu hiệu của trường ta là “những điều khởi đầu từ đây sẽ thay đổi thế giới”. Tôi phải thừa nhận mình khá tâm đắc với khẩu hiệu này.
Tối nay gần 8000 sinh viên sẽ tốt nghiệp từ Đại học Texas. Theo con số thống kê chi tiết của trang điện tử Ask.Com, trung bình mỗi người Mỹ gặp gỡ 10.000 người trong cuộc đời mình. Nhưng trong số những người bạn gặp gỡ trong cuộc đời, chỉ cần bạn thay đổi cuộc sống của mười người – rồi mỗi người trong số đó chỉ cần tiếp tục làm thay đổi cuộc sống của mười người khác – chỉ cần mười thôi – thì sau năm thế hệ - 125 năm – lứa tốt nghiệp năm 2014 sẽ làm thay đổi cuộc sống của 800 triệu người. Thử nghĩ xem, 800 triệu người tức là nhiều hơn gấp đôi dân số nước Mỹ. Và chỉ cần thêm một thế hệ nữa các bạn sẽ làm thay đổi cuộc sống của toàn bộ dân số thế giới – 8 tỷ người.
Nhưng nếu bạn nghĩ rằng rất khó để làm thay đổi cuộc sống của mười người – thay đổi một cách vĩnh viễn – thì bạn đã lầm. Tôi đã được thấy chúng ta làm thay đổi cuộc sống của nhau mỗi ngày ở Iraq và Afghanistan. Một sỹ quan Lục quân đưa ra quyết định rẽ trái thay vì rẽ phải tại một con đường ở Baghdad, nhờ thế mười binh sỹ của anh ta tránh được một cuộc mai phục. Ở tỉnh Kandahar, Afghanistan, một sỹ quan chưa chính thức trong Đội Nữ Xung kích (Female Engagement Team) cảm thấy có gì đó không đúng và chỉ đạo một trung đội bộ binh thoát khỏi một quả bom tự chế loại 500 pound, cứu mạng sống của vài chục người. Không chỉ những binh sỹ đó được cứu sống bởi các quyết định đưa ra bởi một cá nhân, mà cả con cái sau này của họ, những đứa trẻ chưa ra đời, nhờ thế mà tồn tại. Và cả cháu chắt của họ nữa. Chỉ một quyết định đúng của một người có thể cứu vài thế hệ.
Thay đổi thế giới là điều có thể xảy ra bất cứ nơi đâu và bất kỳ ai cũng có thể làm. Nhưng câu hỏi đặt ra là thế giới sẽ ra sao sau khi ta thay đổi nó?
Tôi có lòng tin rằng nó sẽ tốt đẹp hơn. Nếu các bạn cho phép, gã thủy thủ già này xin chia sẻ một vài gợi ý có thể hữu ích cho bạn trên hành trình đến một thế giới tốt hơn. Mặc dù đây là những bài học tôi có được từ cuộc đời binh nghiệp, tôi đảm bảo rằng chúng có thể hữu ích cho tất cả mọi người, mọi giới tính, sắc tộc, tôn giáo, thiên hướng tình dục, hay địa vị xã hội. Bởi vì mọi gian nan trên thế giới này đều có những đặc điểm chung và những bài học giúp ta vượt qua chúng để tiến lên phía trước – để thay đổi bản thân mình và thế giới xung quanh – hoàn toàn có thể ứng dụng cho tất cả mọi người một cách bình đẳng.
Tôi là một người lính đặc nhiệm hải quân (Navy SEAL) trong suốt 36 năm qua. Tất cả bắt đầu khi tôi rời Đại học Texas để bước vào khóa huấn luyện cơ bản dành cho người dự tuyển vào đặc nhiệm hải quân ở Coronado, California. Khóa huấn luyện này kéo dài sáu tháng, với những cuộc chạy bộ tra tấn thể lực trên nền cát mềm, bơi giữa đêm trong nước biển lạnh ngoài khơi San Diego, những bài vượt chướng ngại vật và luyện dẻo kéo dài vô tận, những ngày liên tục không ngủ, chìm trong cái lạnh, ướt át, cực nhọc.
Sáu tháng thường xuyên bị hành hạ bởi những huấn luyện viên chuyên nghiệp, những người tìm mọi cách để tìm ra điểm yếu trong tinh thần, thể chất của học viên và loại bỏ chúng trước khi học viên được chính thức trở thành đặc nhiệm hải quân. Nhưng cũng qua những thử thách đó mà người ta tìm ra được những học viên đủ khả năng tự giúp mình vượt qua môi trường thường trực sự căng thẳng, hỗn loạn, sai lầm, và khổ ải.
Với tôi, khóa huấn luyện cơ bản dành cho đặc nhiệm hải quân là tất cả những thách thức của cuộc đời được dồn ép vào trong sáu tháng. Tôi rút ra từ khóa huấn luyện đó mười bài học, và hi vọng rằng chúng sẽ có giá trị cho bạn trong cuộc đời sau này.
1. Mỗi buổi sáng trong thời gian khóa huấn luyện, các huấn luyện viên, những người từng tham chiến ở Việt Nam, đều đặn xuất hiện tại phòng của chúng tôi, và điều đầu tiên họ kiểm tra là giường nằm. Nếu gấp dọn đúng, mọi góc chăn mền đều phải vuông góc, ga phủ giường được kéo căng chặt, gối đặt ngay ngắn chính giữa đầu giường, chăn gấp gọn gàng ở cuối giường.
Nhiệm vụ này thật đơn giản và tầm thường, nhưng mọi buổi sáng chúng tôi đều bắt buộc phải làm cho giường của mình thật hoàn hảo. Khi đó đây có vẻ là chuyện nực cười, đặc biệt đối với những người được rèn luyện để trở thành các chiến binh gan góc trên chiến trường. Nhưng trải qua thời gian, tôi ngày càng cảm nhận rõ ý nghĩa của nhiệm vụ đơn giản này.
Nếu chúng ta gấp dọn giường gọn gàng mỗi buổi sáng thì tức là ta đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên của ngày. Điều ấy mang đến một cảm giác kiêu hãnh nho nhỏ, và nó khuyến khích chúng ta tiếp tục hoàn thành một nhiệm vụ khác, rồi lại một nhiệm vụ khác nữa. Đến cuối ngày, cái nhiệm vụ được hoàn thành đầu tiên đó sẽ chuyển thành nhiều nhiệm vụ được hoàn thành khác. Gấp dọn giường nhắc nhở chúng ta một thực tế là những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt trong cuộc sống thực ra đều có ý nghĩa.
Và nếu lỡ chẳng may chúng ta có một ngày tồi tệ, ta sẽ trở về bên chiếc giường gọn gẽ do chính tay mình thu xếp ban đầu – chiếc giường sẽ động viên ta, rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.
Vì vậy, bài học đầu tiên là nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc gấp dọn giường của mình.
2. Trong suốt khóa huấn luyện, các học viên được chia thành nhiều tổ đua thuyền, mỗi tổ có bảy người – mỗi mạn thuyền ba người, một người cầm lái ở đuôi thuyền. Mỗi ngày các tổ đua thuyền tập hợp ở bãi biển rồi chèo thuyền vượt qua những con sóng lớn trước khi chèo vài dặm men dọc theo bờ biển. Vào mùa đông, mỗi con sóng có thể cao từ 8 tới 10 feet (2,4 – 3 m), rất khó để chèo vượt qua nếu mọi người không cùng nỗ lực chung sức. Mọi tay chèo đều phải nhịp nhàng theo nhịp đếm của người cầm lái. Tất cả đều phải tác động một lực bằng nhau, nếu không thuyền sẽ xoay ngang và bị sóng quăng ngược về phía bờ.
Muốn thuyền đến đích, ai cũng phải chèo. Chúng ta không thể thay đổi thế giới một cách đơn độc – chúng ta cần người giúp đỡ - và để thực sự đến đích ai cũng cần có bạn bè, đồng nghiệp, sự hào phóng của những người ta không quen biết, và một người cầm lái vững chắc để định hướng đi đúng.
Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy tìm ai đó cùng mình chèo thuyền.
3. Sau vài tuần rèn luyện khó khăn, lớp đặc nhiệm hải quân của chúng tôi từ 150 người tụt xuống chỉ còn 35. Vậy là còn lại năm tổ đua thuyền, mỗi tổ bảy người. Tổ của tôi gồm toàn những anh cao lớn.
Nhưng tổ đua thuyền xuất sắc nhất lại gồm toàn những anh thấp bé từ 5 ft 5 (1,65 m) trở xuống – chúng tôi gọi họ là các anh lùn – gồm một người Mỹ da đỏ, một người Mỹ gốc Phi, một người Mỹ gốc Ba Lan, một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Ý, và hai chàng rắn rỏi khác đến từ miền Trung Tây. Họ chèo thuyền, chạy, bơi, cái gì cũng nhanh hơn tất cả những tổ khác.
Mấy anh cao lớn từ các tổ khác vẫn thường trêu chọc những chân nhái bé nhỏ mà các anh lùn đeo vào trước khi bơi, nhưng rồi các chàng lùn, những người đến từ mọi miền đất nước, có xuất xứ từ khắp nơi trên thế giới, rút cục luôn là những người cười sau cùng – họ bơi nhanh hơn và đến đích trước tất cả những người khác.
Yếu tố quyết định làm nên chiến thắng không phải là màu da, sắc tộc, trình độ giáo dục, địa vị xã hội, mà chính là ý chí.
Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi thế giới thì đừng nhìn vào kích thước của chân nhái, hãy nhìn vào kích thước của trái tim.
4. Cứ vài lần trong tuần, các huấn luyện viên lại bắt cả lớp đứng xếp hàng để kiểm tra quân phục thật kỹ lưỡng. Mũ phải được đánh hồ hoàn hảo, quần áo được là không tì vết, thắt lưng bóng loáng không một gợn bẩn.
Dù chúng tôi cố gắng đến đâu thì luôn có người không đạt yêu cầu. Những người huấn luyện luôn tìm ra điều gì đó chưa tốt. Hình phạt cho học viên không đạt yêu cầu là chạy bộ, mặc đầy đủ quân phục lao xuống biển, ướt từ đầu tới chân, rồi lăn tròn trên bãi cho tới khi khắp người dính đầy cát. Người ta gọi đó là bánh quy bọc đường. Bạn sẽ phải mặc bộ quân phục đó suốt cả ngày – lạnh, ướt, và đầy cát.
Rất nhiều học viên không thể chấp nhận được thực tế rằng mọi nỗ lực cố gắng đều vô ích, dù cố chỉnh trang quân phục của mình đến đâu thì vẫn không được cấp trên công nhận. Đó là những học viên không thể trụ lại sau khóa huấn luyện. Họ không hiểu được mục đích thực sự của việc tra tấn này. Đó là không bao giờ có một bộ quân phục hoàn hảo. Nhiều khi dù cố làm tốt đến đâu bạn vẫn bị biến thành bánh quy bọc đường. Cuộc sống nhiều khi là như vậy.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng nản lòng vì bị người ta biến mình thành bánh quy bọc đường, hãy tiếp tục tiến bước.
Vào gánh xiếc nghĩa là phải thực hiện bài luyện dẻo thêm hai giờ đồng hồ. Mục đích của bài tập là khiến bạn kiệt sức, mất tinh thần, và cuối cùng xin đầu hàng, rút lui khỏi khóa huấn luyện. Tất cả mọi học viên đặc nhiệm hải quân trong khóa huấn luyện đều từng bị rơi vào gánh xiếc, dù không ai muốn vì vào đó nghĩa là bạn sẽ càng đuối sức và trở nên trì trệ hơn trong ngày hôm sau, để rồi càng dễ rơi vào những gánh xiếc kế tiếp.
Tuy nhiên, điều thú vị là những người thường xuyên rơi vào gánh xiếc cứ đều đặn phải tập thêm hai giờ luyện dẻo, trải qua một thời gian bỗng trở nên mạnh mẽ hơn. Những khổ ải trong rạp xiếc khiến sức mạnh bên trong họ thêm bền bỉ.
Trong cuộc sống, ở đâu cũng có những gánh xiếc. Bạn sẽ không tránh khỏi sa chân vào chúng. Nhiều khả năng chuyện ấy sẽ xảy ra thường xuyên. Sẽ rất mệt mỏi. Bạn sẽ mất tinh thần. Sẽ có lúc bạn cảm thấy không chịu được nữa.
Nhưng nếu bạn muốn thay đổi thế giới thì đừng sợ hãi những gánh xiếc.
6. Ít nhất hai lần trong tuần, các huấn luyện viên yêu cầu chúng tôi luyện bài chạy vượt chướng ngại vật, với 25 chướng ngại vật khác nhau như tường cao 10 ft (3 m), rào lưới cao 30 ft (9,1 m), rào dây thép gai, v.v.
Nhưng chướng ngại thử thách nhất được gọi là đường trượt cuộc đời. Ở một đầu là tòa tháp ba tầng cao 30 ft, đầu bên kia là một tòa tháp khác cao một tầng, hai tháp được nối bởi sợi dây dài 200 ft (61 m). Bạn phải trèo lên tòa tháp cao ba tầng, khi tới đỉnh thì nắm lấy sợi dây, đung đưa người xuống dưới, rồi di chuyển bằng tay nhích đi từng chút một.
Khi chúng tôi bước vào khóa huấn luyện năm 1977, thời gian kỷ lục của thử thách này đã được giữ vững trong nhiều năm trước đó. Dường như không ai đủ sức phá kỷ lục này, cho tới một ngày, một học viên quyết định vượt qua đường trượt cuộc đời theo cách không ai dám làm. Thay vì đung đưa người xuống bên dưới sợi dây, anh ta dũng cảm nằm bên trên, đầu lao về phía trước. Điều đó quả là nguy hiểm, thậm chí ngu ngốc, chỉ sơ sểnh một chút anh ta sẽ ngã, bị thương và bị loại khỏi khóa huấn luyện.
Nhưng không ngần ngại, người học viên cứ thế trườn về phía trước với một tốc độ nguy hiểm, thay vì mất vài phút như những người khác, anh ta chỉ mất đúng nửa phút, hoàn toàn phá kỷ lục.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đôi khi phải lao đầu về phía trước bất chấp rủi ro.
7. Trong giai đoạn rèn luyện chiến trận, các học viên được đưa đến đảo San Clemente nằm ngoài khơi San Diego. Vùng biển này chính là nơi giao phối của cá mập trắng. Để vượt qua khóa huấn luyện, học viên bắt buộc phải trải qua một loạt các cuộc bơi việt dã, một trong số đó diễn ra trong đêm.
Bằng cách truyền niềm hi vọng cho những người khác, một người cũng có thể thay đổi thế giới.
Trước khi bơi, các huấn luyện viên hào hứng giới thiệu sơ lược về tất cả các loài cá mập sinh sống quanh đảo San Clemente. Tuy nhiên, họ trấn an chúng tôi rằng chưa từng có học viên nào bị cá mập ăn thịt. Họ cũng dạy cách xử lý khi bị cá mập bơi lượn vòng quanh, đó là hãy ở nguyên tại chỗ, không được phép bơi đi chỗ khác, và không được tỏ ra sợ hãi. Trong trường hợp gặp phải cá mập hung dữ vì quá đói mà lao tới, bạn phải dồn hết sức bình sinh nện vào mõm nó, nó sẽ đổi hướng bỏ đi nơi khác.
Trong thế giới của chúng ta có rất nhiều cá mập. Nếu bạn muốn hoàn thành nhiệm vụ thì phải chấp nhận đương đầu với chúng.
Vì vậy, nếu muốn thay đổi thế giới, đừng lùi bước trước tụi cá mập.
8. Là lính đặc nhiệm hải quân, một trong các nhiệm vụ của chúng tôi là tấn công tàu địch từ dưới nước. Chúng tôi phải tập luyện kỹ thuật này rất nhiều lần trong khóa huấn luyện.
Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công tàu địch từ dưới nước, hai người lính đặc nhiệm được thả xuống gần cảng của đối phương, sau đó họ phải bơi lặn hơn 2 dặm (hơn 3,2 km) trong nước, với công cụ hỗ trợ duy nhất là chiếc thước đo độ sâu và la bàn định hướng để định vị mục tiêu.
Trong phần lớn thời gian chặng bơi, dù ở dưới nước ta vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng từ bên trên. Nhưng khi tới gần tàu đối phương, ánh sáng sẽ mất dần cho tới khi hoàn toàn bị con tàu che khuất. Học viên phải bơi xuống đáy tàu, tìm đến sống tàu, là nơi sâu nhất và tối nhất, tới mức không thể nhìn thấy bàn tay ngay trước mặt mình, tiếng động cơ con tàu khiến tai hầu như ù đặc, cũng là lúc dễ mất phương hướng và thất bại. Đó chính là lúc ta phải bình tĩnh, vận dụng tất cả kỹ năng, chiến thuật, sức mạnh thể chất cũng như tinh thần.
Nếu muốn thay đổi thế giới, ta phải phát huy được bản thân mình một cách tốt nhất giữa khoảnh khắc tối tăm nhất.
9. Tuần lễ thứ chín của khóa đào tạo được gọi là “Tuần Địa ngục”, với sáu ngày liền không ngủ, thường xuyên bị tra tấn về thể chất và tinh thần, trong đó đặc biệt nhất là ngày thứ Tư ở Mud Flats, một đầm lầy nằm giữa San Diego và Tijuana. Các học viên chèo thuyền tới đầm lầy và dành 15 tiếng liên tục cố gắng sống sót trong cái lạnh cóng của gió rét và bùn lầy, với áp lực thường trực từ các huấn luyện viên thúc giục mọi người bỏ cuộc đầu hàng.
Khi mặt trời vừa nhô lên vào buổi sáng thứ Tư đó, chúng tôi được lệnh lao xuống đầm lầy. Ai cũng ngập trong bùn đến tận cổ. Các huấn luyện viên bảo rằng chúng tôi phải ở nguyên trong bùn tới khi có đủ năm người bỏ cuộc.
Sau 8 tiếng đã có thể thấy một số học viên rõ ràng muốn bỏ cuộc. Vẫn còn gần 8 tiếng nữa phải chịu đựng chờ mặt trời mọc giữa bùn lầy lạnh tới tận xương. Tiếng răng va lập cập và rên rỉ của các học viên khiến tai chúng tôi hầu như không nghe được âm thanh nào khác. Nhưng bỗng nhiên có tiếng ai đó hát vang lên trong đêm. Một tiếng hát dở tệ, sai nhạc hoàn toàn, nhưng tràn đầy sự hứng khởi.
Một tiếng hát trở thành hai, hai thành ba, và không lâu sau tất cả mọi người cùng hát. Chúng tôi biết rằng nếu một người có thể vượt qua sự khốn khổ thì những người khác nhất định cũng có thể.
Các huấn luyện viên đe dọa rằng nếu chúng tôi cứ tiếp tục hát thì sẽ phải ở trong bùn lâu hơn – nhưng tiếng hát vẫn tiếp tục. Thế rồi không hiểu sao bùn lầy trở nên ấm hơn một chút, gió cũng dịu hơn, và bình minh không còn quá xa nữa.
Sau này khi đã được đi nhiều nơi trên thế giới, tôi nhận ra điều giá trị nhất chính là sức mạnh của niềm hi vọng. Sức mạnh đó bắt đầu từ một con người - Washington, Lincoln, King, Mandela, hay thậm chí một cô bé từ Pakistan - Malala–bằng cách truyền niềm hi vọng cho những người khác, một người cũng có thể thay đổi thế giới.
Vậy nên, nếu muốn thay đổi thế giới, hãy hát lên khi cổ bạn ngập trong bùn.
10. Ở mọi khóa huấn luyện đặc nhiệm hải quân đều có một chiếc chuông đồng, treo ngay chính giữa doanh trại để học viên nào cũng có thể thấy. Khi muốn bỏ cuộc, học viên chỉ việc đến rung chuông. Rung chiếc chuông và bạn sẽ không còn phải dậy từ 5 giờ sáng. Rung chuông và bạn không còn phải bơi trong nước lạnh cóng. Rung chuông và bạn không còn phải chạy việt dã, vượt chướng ngại vật, những bài tra tấn thể lực, không còn những khổ ải. Đơn giản là chỉ cần rung chuông đầu hàng.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng bao giờ rung chuông.
Các bạn khóa tốt nghiệp 2014, chỉ giây lát nữa thôi các bạn sẽ ra trường, bắt đầu hành trình vào cuộc sống. Chỉ giây lát nữa thôi, các bạn sẽ bắt đầu thay đổi thế giới – làm cho nó tốt lên.
Việc ấy không dễ. Nhưng các bạn là khóa 2014, những người sẽ thay đổi cuộc sống của 800 triệu người trong vòng thế kỷ tới. Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng việc hoàn thành một nhiệm vụ đầu tiên. Tìm ai đó giúp đỡ mình, cùng đồng hành trong cuộc sống. Hãy tôn trọng mọi người. Dù biết rằng cuộc đời có lúc không công bằng, rằng mình sẽ có nhiều lúc thất bại, nhưng nếu bạn chấp nhận rủi ro, tiến lên phía trước vào những thời khắc khó khăn nhất, đối diện với những kẻ áp bức, nâng đỡ người bị áp bức, và không bao giờ bỏ cuộc – nếu bạn làm được như vậy thì thế hệ tới đây và những thế hệ tiếp theo chắc chắn sẽ được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn thế giới chúng ta đang sống hôm nay rất nhiều – những gì khởi đầu nơi đây sẽ thực sự thay đổi thế giới và làm nó tốt lên.
Theo Tiasang - Thanh Xuân lược dịch
Nguồn: online.wsj.com/articles/william-h-mcraven-life-lessons-from-navy-seal-training-1400884791
Đã gần 37 năm kể từ ngày tôi tốt nghiệp từ Đại học Texas, cũng là ngày tôi chính thức được chuyển vào hàng ngũ sỹ quan Hải quân. Khẩu hiệu của trường ta là “những điều khởi đầu từ đây sẽ thay đổi thế giới”. Tôi phải thừa nhận mình khá tâm đắc với khẩu hiệu này.
Tối nay gần 8000 sinh viên sẽ tốt nghiệp từ Đại học Texas. Theo con số thống kê chi tiết của trang điện tử Ask.Com, trung bình mỗi người Mỹ gặp gỡ 10.000 người trong cuộc đời mình. Nhưng trong số những người bạn gặp gỡ trong cuộc đời, chỉ cần bạn thay đổi cuộc sống của mười người – rồi mỗi người trong số đó chỉ cần tiếp tục làm thay đổi cuộc sống của mười người khác – chỉ cần mười thôi – thì sau năm thế hệ - 125 năm – lứa tốt nghiệp năm 2014 sẽ làm thay đổi cuộc sống của 800 triệu người. Thử nghĩ xem, 800 triệu người tức là nhiều hơn gấp đôi dân số nước Mỹ. Và chỉ cần thêm một thế hệ nữa các bạn sẽ làm thay đổi cuộc sống của toàn bộ dân số thế giới – 8 tỷ người.
Nhưng nếu bạn nghĩ rằng rất khó để làm thay đổi cuộc sống của mười người – thay đổi một cách vĩnh viễn – thì bạn đã lầm. Tôi đã được thấy chúng ta làm thay đổi cuộc sống của nhau mỗi ngày ở Iraq và Afghanistan. Một sỹ quan Lục quân đưa ra quyết định rẽ trái thay vì rẽ phải tại một con đường ở Baghdad, nhờ thế mười binh sỹ của anh ta tránh được một cuộc mai phục. Ở tỉnh Kandahar, Afghanistan, một sỹ quan chưa chính thức trong Đội Nữ Xung kích (Female Engagement Team) cảm thấy có gì đó không đúng và chỉ đạo một trung đội bộ binh thoát khỏi một quả bom tự chế loại 500 pound, cứu mạng sống của vài chục người. Không chỉ những binh sỹ đó được cứu sống bởi các quyết định đưa ra bởi một cá nhân, mà cả con cái sau này của họ, những đứa trẻ chưa ra đời, nhờ thế mà tồn tại. Và cả cháu chắt của họ nữa. Chỉ một quyết định đúng của một người có thể cứu vài thế hệ.
Thay đổi thế giới là điều có thể xảy ra bất cứ nơi đâu và bất kỳ ai cũng có thể làm. Nhưng câu hỏi đặt ra là thế giới sẽ ra sao sau khi ta thay đổi nó?
Tôi có lòng tin rằng nó sẽ tốt đẹp hơn. Nếu các bạn cho phép, gã thủy thủ già này xin chia sẻ một vài gợi ý có thể hữu ích cho bạn trên hành trình đến một thế giới tốt hơn. Mặc dù đây là những bài học tôi có được từ cuộc đời binh nghiệp, tôi đảm bảo rằng chúng có thể hữu ích cho tất cả mọi người, mọi giới tính, sắc tộc, tôn giáo, thiên hướng tình dục, hay địa vị xã hội. Bởi vì mọi gian nan trên thế giới này đều có những đặc điểm chung và những bài học giúp ta vượt qua chúng để tiến lên phía trước – để thay đổi bản thân mình và thế giới xung quanh – hoàn toàn có thể ứng dụng cho tất cả mọi người một cách bình đẳng.
Tôi là một người lính đặc nhiệm hải quân (Navy SEAL) trong suốt 36 năm qua. Tất cả bắt đầu khi tôi rời Đại học Texas để bước vào khóa huấn luyện cơ bản dành cho người dự tuyển vào đặc nhiệm hải quân ở Coronado, California. Khóa huấn luyện này kéo dài sáu tháng, với những cuộc chạy bộ tra tấn thể lực trên nền cát mềm, bơi giữa đêm trong nước biển lạnh ngoài khơi San Diego, những bài vượt chướng ngại vật và luyện dẻo kéo dài vô tận, những ngày liên tục không ngủ, chìm trong cái lạnh, ướt át, cực nhọc.
Sáu tháng thường xuyên bị hành hạ bởi những huấn luyện viên chuyên nghiệp, những người tìm mọi cách để tìm ra điểm yếu trong tinh thần, thể chất của học viên và loại bỏ chúng trước khi học viên được chính thức trở thành đặc nhiệm hải quân. Nhưng cũng qua những thử thách đó mà người ta tìm ra được những học viên đủ khả năng tự giúp mình vượt qua môi trường thường trực sự căng thẳng, hỗn loạn, sai lầm, và khổ ải.
Với tôi, khóa huấn luyện cơ bản dành cho đặc nhiệm hải quân là tất cả những thách thức của cuộc đời được dồn ép vào trong sáu tháng. Tôi rút ra từ khóa huấn luyện đó mười bài học, và hi vọng rằng chúng sẽ có giá trị cho bạn trong cuộc đời sau này.
1. Mỗi buổi sáng trong thời gian khóa huấn luyện, các huấn luyện viên, những người từng tham chiến ở Việt Nam, đều đặn xuất hiện tại phòng của chúng tôi, và điều đầu tiên họ kiểm tra là giường nằm. Nếu gấp dọn đúng, mọi góc chăn mền đều phải vuông góc, ga phủ giường được kéo căng chặt, gối đặt ngay ngắn chính giữa đầu giường, chăn gấp gọn gàng ở cuối giường.
Nhiệm vụ này thật đơn giản và tầm thường, nhưng mọi buổi sáng chúng tôi đều bắt buộc phải làm cho giường của mình thật hoàn hảo. Khi đó đây có vẻ là chuyện nực cười, đặc biệt đối với những người được rèn luyện để trở thành các chiến binh gan góc trên chiến trường. Nhưng trải qua thời gian, tôi ngày càng cảm nhận rõ ý nghĩa của nhiệm vụ đơn giản này.
Nếu chúng ta gấp dọn giường gọn gàng mỗi buổi sáng thì tức là ta đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên của ngày. Điều ấy mang đến một cảm giác kiêu hãnh nho nhỏ, và nó khuyến khích chúng ta tiếp tục hoàn thành một nhiệm vụ khác, rồi lại một nhiệm vụ khác nữa. Đến cuối ngày, cái nhiệm vụ được hoàn thành đầu tiên đó sẽ chuyển thành nhiều nhiệm vụ được hoàn thành khác. Gấp dọn giường nhắc nhở chúng ta một thực tế là những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt trong cuộc sống thực ra đều có ý nghĩa.
Khóa huấn luyện cơ bản dành cho đặc nhiệm hải quân là tất cả những thách thức của cuộc đời được dồn ép vào trong sáu tháng.Nếu ta không làm đúng được việc nhỏ, ta sẽ chẳng bao giờ làm đúng được việc lớn.
Và nếu lỡ chẳng may chúng ta có một ngày tồi tệ, ta sẽ trở về bên chiếc giường gọn gẽ do chính tay mình thu xếp ban đầu – chiếc giường sẽ động viên ta, rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.
Vì vậy, bài học đầu tiên là nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc gấp dọn giường của mình.
2. Trong suốt khóa huấn luyện, các học viên được chia thành nhiều tổ đua thuyền, mỗi tổ có bảy người – mỗi mạn thuyền ba người, một người cầm lái ở đuôi thuyền. Mỗi ngày các tổ đua thuyền tập hợp ở bãi biển rồi chèo thuyền vượt qua những con sóng lớn trước khi chèo vài dặm men dọc theo bờ biển. Vào mùa đông, mỗi con sóng có thể cao từ 8 tới 10 feet (2,4 – 3 m), rất khó để chèo vượt qua nếu mọi người không cùng nỗ lực chung sức. Mọi tay chèo đều phải nhịp nhàng theo nhịp đếm của người cầm lái. Tất cả đều phải tác động một lực bằng nhau, nếu không thuyền sẽ xoay ngang và bị sóng quăng ngược về phía bờ.
Muốn thuyền đến đích, ai cũng phải chèo. Chúng ta không thể thay đổi thế giới một cách đơn độc – chúng ta cần người giúp đỡ - và để thực sự đến đích ai cũng cần có bạn bè, đồng nghiệp, sự hào phóng của những người ta không quen biết, và một người cầm lái vững chắc để định hướng đi đúng.
Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy tìm ai đó cùng mình chèo thuyền.
3. Sau vài tuần rèn luyện khó khăn, lớp đặc nhiệm hải quân của chúng tôi từ 150 người tụt xuống chỉ còn 35. Vậy là còn lại năm tổ đua thuyền, mỗi tổ bảy người. Tổ của tôi gồm toàn những anh cao lớn.
Nhưng tổ đua thuyền xuất sắc nhất lại gồm toàn những anh thấp bé từ 5 ft 5 (1,65 m) trở xuống – chúng tôi gọi họ là các anh lùn – gồm một người Mỹ da đỏ, một người Mỹ gốc Phi, một người Mỹ gốc Ba Lan, một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Ý, và hai chàng rắn rỏi khác đến từ miền Trung Tây. Họ chèo thuyền, chạy, bơi, cái gì cũng nhanh hơn tất cả những tổ khác.
Mấy anh cao lớn từ các tổ khác vẫn thường trêu chọc những chân nhái bé nhỏ mà các anh lùn đeo vào trước khi bơi, nhưng rồi các chàng lùn, những người đến từ mọi miền đất nước, có xuất xứ từ khắp nơi trên thế giới, rút cục luôn là những người cười sau cùng – họ bơi nhanh hơn và đến đích trước tất cả những người khác.
Yếu tố quyết định làm nên chiến thắng không phải là màu da, sắc tộc, trình độ giáo dục, địa vị xã hội, mà chính là ý chí.
Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi thế giới thì đừng nhìn vào kích thước của chân nhái, hãy nhìn vào kích thước của trái tim.
4. Cứ vài lần trong tuần, các huấn luyện viên lại bắt cả lớp đứng xếp hàng để kiểm tra quân phục thật kỹ lưỡng. Mũ phải được đánh hồ hoàn hảo, quần áo được là không tì vết, thắt lưng bóng loáng không một gợn bẩn.
Dù chúng tôi cố gắng đến đâu thì luôn có người không đạt yêu cầu. Những người huấn luyện luôn tìm ra điều gì đó chưa tốt. Hình phạt cho học viên không đạt yêu cầu là chạy bộ, mặc đầy đủ quân phục lao xuống biển, ướt từ đầu tới chân, rồi lăn tròn trên bãi cho tới khi khắp người dính đầy cát. Người ta gọi đó là bánh quy bọc đường. Bạn sẽ phải mặc bộ quân phục đó suốt cả ngày – lạnh, ướt, và đầy cát.
Rất nhiều học viên không thể chấp nhận được thực tế rằng mọi nỗ lực cố gắng đều vô ích, dù cố chỉnh trang quân phục của mình đến đâu thì vẫn không được cấp trên công nhận. Đó là những học viên không thể trụ lại sau khóa huấn luyện. Họ không hiểu được mục đích thực sự của việc tra tấn này. Đó là không bao giờ có một bộ quân phục hoàn hảo. Nhiều khi dù cố làm tốt đến đâu bạn vẫn bị biến thành bánh quy bọc đường. Cuộc sống nhiều khi là như vậy.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng nản lòng vì bị người ta biến mình thành bánh quy bọc đường, hãy tiếp tục tiến bước.
Yếu tố quyết định làm nên chiến thắng không phải là màu da, sắc tộc, trình độ giáo dục, địa vị xã hội, mà chính là ý chí.5. Liên tục mỗi ngày trong suốt khóa huấn luyện chúng tôi đối diện với nhiều bài tập thể lực – chạy việt dã, bơi việt dã, vượt chướng ngại vật, các bài luyện độ dẻo trong nhiều giờ - đồng thời cũng nhằm thử thách ý chí. Mỗi bài tập đều có những tiêu chuẩn – như thời gian hoàn thành – mà nếu không đạt thì đến cuối ngày bạn sẽ bị đưa vào một danh sách được gọi là “gánh xiếc”.
Vào gánh xiếc nghĩa là phải thực hiện bài luyện dẻo thêm hai giờ đồng hồ. Mục đích của bài tập là khiến bạn kiệt sức, mất tinh thần, và cuối cùng xin đầu hàng, rút lui khỏi khóa huấn luyện. Tất cả mọi học viên đặc nhiệm hải quân trong khóa huấn luyện đều từng bị rơi vào gánh xiếc, dù không ai muốn vì vào đó nghĩa là bạn sẽ càng đuối sức và trở nên trì trệ hơn trong ngày hôm sau, để rồi càng dễ rơi vào những gánh xiếc kế tiếp.
Tuy nhiên, điều thú vị là những người thường xuyên rơi vào gánh xiếc cứ đều đặn phải tập thêm hai giờ luyện dẻo, trải qua một thời gian bỗng trở nên mạnh mẽ hơn. Những khổ ải trong rạp xiếc khiến sức mạnh bên trong họ thêm bền bỉ.
Trong cuộc sống, ở đâu cũng có những gánh xiếc. Bạn sẽ không tránh khỏi sa chân vào chúng. Nhiều khả năng chuyện ấy sẽ xảy ra thường xuyên. Sẽ rất mệt mỏi. Bạn sẽ mất tinh thần. Sẽ có lúc bạn cảm thấy không chịu được nữa.
Nhưng nếu bạn muốn thay đổi thế giới thì đừng sợ hãi những gánh xiếc.
6. Ít nhất hai lần trong tuần, các huấn luyện viên yêu cầu chúng tôi luyện bài chạy vượt chướng ngại vật, với 25 chướng ngại vật khác nhau như tường cao 10 ft (3 m), rào lưới cao 30 ft (9,1 m), rào dây thép gai, v.v.
Nhưng chướng ngại thử thách nhất được gọi là đường trượt cuộc đời. Ở một đầu là tòa tháp ba tầng cao 30 ft, đầu bên kia là một tòa tháp khác cao một tầng, hai tháp được nối bởi sợi dây dài 200 ft (61 m). Bạn phải trèo lên tòa tháp cao ba tầng, khi tới đỉnh thì nắm lấy sợi dây, đung đưa người xuống dưới, rồi di chuyển bằng tay nhích đi từng chút một.
Khi chúng tôi bước vào khóa huấn luyện năm 1977, thời gian kỷ lục của thử thách này đã được giữ vững trong nhiều năm trước đó. Dường như không ai đủ sức phá kỷ lục này, cho tới một ngày, một học viên quyết định vượt qua đường trượt cuộc đời theo cách không ai dám làm. Thay vì đung đưa người xuống bên dưới sợi dây, anh ta dũng cảm nằm bên trên, đầu lao về phía trước. Điều đó quả là nguy hiểm, thậm chí ngu ngốc, chỉ sơ sểnh một chút anh ta sẽ ngã, bị thương và bị loại khỏi khóa huấn luyện.
Nhưng không ngần ngại, người học viên cứ thế trườn về phía trước với một tốc độ nguy hiểm, thay vì mất vài phút như những người khác, anh ta chỉ mất đúng nửa phút, hoàn toàn phá kỷ lục.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đôi khi phải lao đầu về phía trước bất chấp rủi ro.
7. Trong giai đoạn rèn luyện chiến trận, các học viên được đưa đến đảo San Clemente nằm ngoài khơi San Diego. Vùng biển này chính là nơi giao phối của cá mập trắng. Để vượt qua khóa huấn luyện, học viên bắt buộc phải trải qua một loạt các cuộc bơi việt dã, một trong số đó diễn ra trong đêm.
Bằng cách truyền niềm hi vọng cho những người khác, một người cũng có thể thay đổi thế giới.
Trước khi bơi, các huấn luyện viên hào hứng giới thiệu sơ lược về tất cả các loài cá mập sinh sống quanh đảo San Clemente. Tuy nhiên, họ trấn an chúng tôi rằng chưa từng có học viên nào bị cá mập ăn thịt. Họ cũng dạy cách xử lý khi bị cá mập bơi lượn vòng quanh, đó là hãy ở nguyên tại chỗ, không được phép bơi đi chỗ khác, và không được tỏ ra sợ hãi. Trong trường hợp gặp phải cá mập hung dữ vì quá đói mà lao tới, bạn phải dồn hết sức bình sinh nện vào mõm nó, nó sẽ đổi hướng bỏ đi nơi khác.
Trong thế giới của chúng ta có rất nhiều cá mập. Nếu bạn muốn hoàn thành nhiệm vụ thì phải chấp nhận đương đầu với chúng.
Vì vậy, nếu muốn thay đổi thế giới, đừng lùi bước trước tụi cá mập.
8. Là lính đặc nhiệm hải quân, một trong các nhiệm vụ của chúng tôi là tấn công tàu địch từ dưới nước. Chúng tôi phải tập luyện kỹ thuật này rất nhiều lần trong khóa huấn luyện.
Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công tàu địch từ dưới nước, hai người lính đặc nhiệm được thả xuống gần cảng của đối phương, sau đó họ phải bơi lặn hơn 2 dặm (hơn 3,2 km) trong nước, với công cụ hỗ trợ duy nhất là chiếc thước đo độ sâu và la bàn định hướng để định vị mục tiêu.
Trong phần lớn thời gian chặng bơi, dù ở dưới nước ta vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng từ bên trên. Nhưng khi tới gần tàu đối phương, ánh sáng sẽ mất dần cho tới khi hoàn toàn bị con tàu che khuất. Học viên phải bơi xuống đáy tàu, tìm đến sống tàu, là nơi sâu nhất và tối nhất, tới mức không thể nhìn thấy bàn tay ngay trước mặt mình, tiếng động cơ con tàu khiến tai hầu như ù đặc, cũng là lúc dễ mất phương hướng và thất bại. Đó chính là lúc ta phải bình tĩnh, vận dụng tất cả kỹ năng, chiến thuật, sức mạnh thể chất cũng như tinh thần.
Nếu muốn thay đổi thế giới, ta phải phát huy được bản thân mình một cách tốt nhất giữa khoảnh khắc tối tăm nhất.
9. Tuần lễ thứ chín của khóa đào tạo được gọi là “Tuần Địa ngục”, với sáu ngày liền không ngủ, thường xuyên bị tra tấn về thể chất và tinh thần, trong đó đặc biệt nhất là ngày thứ Tư ở Mud Flats, một đầm lầy nằm giữa San Diego và Tijuana. Các học viên chèo thuyền tới đầm lầy và dành 15 tiếng liên tục cố gắng sống sót trong cái lạnh cóng của gió rét và bùn lầy, với áp lực thường trực từ các huấn luyện viên thúc giục mọi người bỏ cuộc đầu hàng.
Khi mặt trời vừa nhô lên vào buổi sáng thứ Tư đó, chúng tôi được lệnh lao xuống đầm lầy. Ai cũng ngập trong bùn đến tận cổ. Các huấn luyện viên bảo rằng chúng tôi phải ở nguyên trong bùn tới khi có đủ năm người bỏ cuộc.
Sau 8 tiếng đã có thể thấy một số học viên rõ ràng muốn bỏ cuộc. Vẫn còn gần 8 tiếng nữa phải chịu đựng chờ mặt trời mọc giữa bùn lầy lạnh tới tận xương. Tiếng răng va lập cập và rên rỉ của các học viên khiến tai chúng tôi hầu như không nghe được âm thanh nào khác. Nhưng bỗng nhiên có tiếng ai đó hát vang lên trong đêm. Một tiếng hát dở tệ, sai nhạc hoàn toàn, nhưng tràn đầy sự hứng khởi.
Một tiếng hát trở thành hai, hai thành ba, và không lâu sau tất cả mọi người cùng hát. Chúng tôi biết rằng nếu một người có thể vượt qua sự khốn khổ thì những người khác nhất định cũng có thể.
Các huấn luyện viên đe dọa rằng nếu chúng tôi cứ tiếp tục hát thì sẽ phải ở trong bùn lâu hơn – nhưng tiếng hát vẫn tiếp tục. Thế rồi không hiểu sao bùn lầy trở nên ấm hơn một chút, gió cũng dịu hơn, và bình minh không còn quá xa nữa.
Sau này khi đã được đi nhiều nơi trên thế giới, tôi nhận ra điều giá trị nhất chính là sức mạnh của niềm hi vọng. Sức mạnh đó bắt đầu từ một con người - Washington, Lincoln, King, Mandela, hay thậm chí một cô bé từ Pakistan - Malala–bằng cách truyền niềm hi vọng cho những người khác, một người cũng có thể thay đổi thế giới.
Vậy nên, nếu muốn thay đổi thế giới, hãy hát lên khi cổ bạn ngập trong bùn.
10. Ở mọi khóa huấn luyện đặc nhiệm hải quân đều có một chiếc chuông đồng, treo ngay chính giữa doanh trại để học viên nào cũng có thể thấy. Khi muốn bỏ cuộc, học viên chỉ việc đến rung chuông. Rung chiếc chuông và bạn sẽ không còn phải dậy từ 5 giờ sáng. Rung chuông và bạn không còn phải bơi trong nước lạnh cóng. Rung chuông và bạn không còn phải chạy việt dã, vượt chướng ngại vật, những bài tra tấn thể lực, không còn những khổ ải. Đơn giản là chỉ cần rung chuông đầu hàng.
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng bao giờ rung chuông.
Các bạn khóa tốt nghiệp 2014, chỉ giây lát nữa thôi các bạn sẽ ra trường, bắt đầu hành trình vào cuộc sống. Chỉ giây lát nữa thôi, các bạn sẽ bắt đầu thay đổi thế giới – làm cho nó tốt lên.
Việc ấy không dễ. Nhưng các bạn là khóa 2014, những người sẽ thay đổi cuộc sống của 800 triệu người trong vòng thế kỷ tới. Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng việc hoàn thành một nhiệm vụ đầu tiên. Tìm ai đó giúp đỡ mình, cùng đồng hành trong cuộc sống. Hãy tôn trọng mọi người. Dù biết rằng cuộc đời có lúc không công bằng, rằng mình sẽ có nhiều lúc thất bại, nhưng nếu bạn chấp nhận rủi ro, tiến lên phía trước vào những thời khắc khó khăn nhất, đối diện với những kẻ áp bức, nâng đỡ người bị áp bức, và không bao giờ bỏ cuộc – nếu bạn làm được như vậy thì thế hệ tới đây và những thế hệ tiếp theo chắc chắn sẽ được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn thế giới chúng ta đang sống hôm nay rất nhiều – những gì khởi đầu nơi đây sẽ thực sự thay đổi thế giới và làm nó tốt lên.
Theo Tiasang - Thanh Xuân lược dịch
Nguồn: online.wsj.com/articles/william-h-mcraven-life-lessons-from-navy-seal-training-1400884791
Nhận xét
Đăng nhận xét